Dù tham dự V-League nhưng cả CLB TP.HCM và Sài Gòn lại không có được cơ sở vật chất cho riêng mình để vận hành theo cơ chế bóng đá chuyên nghiệp.
Biếm họa 24h: MU "cô đơn" ở đáy bảng xếp hạng
Vòng 2 Giải ngoại hạng Anh (Premier League): Ai xứng đáng đua vô địch?
"Quang Hải đóng vai trò quan trọng ở Pau FC, cậu ấy sẽ sớm kiến tạo và ghi bàn"
Xem thêm: Clip bàn thắng
Cơ chế chính là rào cản để hai CLB này được giao sân bãi hoặc địa điểm để tự mình xây sân tập và sân thi đấu. Đây cũng là vấn đề được hai CLB nêu ra trong cuộc gặp gỡ với Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên hôm 11-8.
"Kiếp" thuê sân của CLB chuyên nghiệp
Nói vậy bởi các địa phương khác đều giao quyền quản lý và sử dụng sân vận động (tài sản nhà nước) cho CLB. Thậm chí, các CLB còn được hỗ trợ ngân sách để hoạt động. Trên thực tế, hai CLB TP.HCM và Sài Gòn cũng không đến mức phải cần hỗ trợ ngân sách để hoạt động.
Điều quan trọng nhất với cả hai chính là được trao cơ chế, giao sân bãi hoặc đất để chủ động việc tập luyện và thi đấu, khai thác, kêu gọi đầu tư để tạo nguồn thu.
Hiện tại, cả hai đều phải thuê sân Thống Nhất để tập một buổi làm quen sân và hôm diễn ra trận đấu với giá 50 triệu đồng nếu tự lo công tác an ninh (với CLB TP.HCM) và 130 triệu đồng nếu bao trọn gói (với CLB Sài Gòn).
Thực tế, đây là giá khá mềm được hỗ trợ từ Trung tâm TDTT Thống Nhất. Nhưng nếu được giao sân Thống Nhất, CLB sẽ chủ động được rất nhiều trong việc tập luyện lẫn khai thác nguồn thu.
Do chưa có sân riêng, CLB TP.HCM thời gian qua phải thuê sân Phú Thọ (được Trung tâm TDTT Thống Nhất hỗ trợ với giá 4 triệu đồng/buổi) để tập luyện hằng ngày.
Nhưng khi mưa lớn, sân Phú Thọ ngập nước nên các cầu thủ CLB TP.HCM phải vào phòng gym để tập tạm. Theo chủ tịch CLB TP.HCM Nguyễn Hữu Thắng, điều này ảnh hưởng không ít đến sự chuẩn bị cho trận đấu.
Kinh nghiệm từ địa phương bạn
Việc phải đi thuê sân để tập luyện hay thi đấu là chuyện khó có thể chấp nhận với CLB chuyên nghiệp bởi không thể chủ động việc tập luyện cho đội 1, đào tạo các tuyến trẻ và khai thác nguồn thu.
Thực tế, dù gặp khó trong cơ chế nhưng CLB B.Bình Dương và Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vẫn cùng với địa phương tìm được hướng ra. Với CLB B.Bình Dương, sân Gò Đậu được giao cho Công ty Becamex (doanh nghiệp nhà nước và là nhà tài trợ của CLB) sử dụng nên cũng thuận lợi thay vì sẽ vướng về luật nếu giao cho doanh nghiệp tư nhân tài sản của nhà nước (sân vận động).
Chia sẻ về câu chuyện này, một lãnh đạo Sở VH-TT Bình Dương nói: "Việc giao sân vận động giúp CLB giải quyết rất tốt sự chủ động và vận hành đội bóng chứ không hẳn là khai thác nguồn thu.
Nói vậy bởi nếu thuê sân, đúng giờ CLB mới được vào, và khi kết thúc trận đấu phải rời sân ngay sau thời gian đã quy định. Trong khi đó, nếu là sân do mình quản lý, CLB sẽ chủ động giờ tập luyện kể cả đội trẻ. Nguồn thu cũng có thể có với cửa hàng bán đồ lưu niệm, kinh doanh nhà hàng... điều mà việc đi thuê sân không thể có".
Biếm họa 24h: MU "cô đơn" ở đáy bảng xếp hạng
Vòng 2 Giải ngoại hạng Anh (Premier League): Ai xứng đáng đua vô địch?
"Quang Hải đóng vai trò quan trọng ở Pau FC, cậu ấy sẽ sớm kiến tạo và ghi bàn"
Xem thêm: Clip bàn thắng
Cơ chế chính là rào cản để hai CLB này được giao sân bãi hoặc địa điểm để tự mình xây sân tập và sân thi đấu. Đây cũng là vấn đề được hai CLB nêu ra trong cuộc gặp gỡ với Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên hôm 11-8.
"Kiếp" thuê sân của CLB chuyên nghiệp
Nói vậy bởi các địa phương khác đều giao quyền quản lý và sử dụng sân vận động (tài sản nhà nước) cho CLB. Thậm chí, các CLB còn được hỗ trợ ngân sách để hoạt động. Trên thực tế, hai CLB TP.HCM và Sài Gòn cũng không đến mức phải cần hỗ trợ ngân sách để hoạt động.
Điều quan trọng nhất với cả hai chính là được trao cơ chế, giao sân bãi hoặc đất để chủ động việc tập luyện và thi đấu, khai thác, kêu gọi đầu tư để tạo nguồn thu.
Hiện tại, cả hai đều phải thuê sân Thống Nhất để tập một buổi làm quen sân và hôm diễn ra trận đấu với giá 50 triệu đồng nếu tự lo công tác an ninh (với CLB TP.HCM) và 130 triệu đồng nếu bao trọn gói (với CLB Sài Gòn).
Thực tế, đây là giá khá mềm được hỗ trợ từ Trung tâm TDTT Thống Nhất. Nhưng nếu được giao sân Thống Nhất, CLB sẽ chủ động được rất nhiều trong việc tập luyện lẫn khai thác nguồn thu.
Do chưa có sân riêng, CLB TP.HCM thời gian qua phải thuê sân Phú Thọ (được Trung tâm TDTT Thống Nhất hỗ trợ với giá 4 triệu đồng/buổi) để tập luyện hằng ngày.
Nhưng khi mưa lớn, sân Phú Thọ ngập nước nên các cầu thủ CLB TP.HCM phải vào phòng gym để tập tạm. Theo chủ tịch CLB TP.HCM Nguyễn Hữu Thắng, điều này ảnh hưởng không ít đến sự chuẩn bị cho trận đấu.
Kinh nghiệm từ địa phương bạn
Việc phải đi thuê sân để tập luyện hay thi đấu là chuyện khó có thể chấp nhận với CLB chuyên nghiệp bởi không thể chủ động việc tập luyện cho đội 1, đào tạo các tuyến trẻ và khai thác nguồn thu.
Thực tế, dù gặp khó trong cơ chế nhưng CLB B.Bình Dương và Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vẫn cùng với địa phương tìm được hướng ra. Với CLB B.Bình Dương, sân Gò Đậu được giao cho Công ty Becamex (doanh nghiệp nhà nước và là nhà tài trợ của CLB) sử dụng nên cũng thuận lợi thay vì sẽ vướng về luật nếu giao cho doanh nghiệp tư nhân tài sản của nhà nước (sân vận động).
Chia sẻ về câu chuyện này, một lãnh đạo Sở VH-TT Bình Dương nói: "Việc giao sân vận động giúp CLB giải quyết rất tốt sự chủ động và vận hành đội bóng chứ không hẳn là khai thác nguồn thu.
Nói vậy bởi nếu thuê sân, đúng giờ CLB mới được vào, và khi kết thúc trận đấu phải rời sân ngay sau thời gian đã quy định. Trong khi đó, nếu là sân do mình quản lý, CLB sẽ chủ động giờ tập luyện kể cả đội trẻ. Nguồn thu cũng có thể có với cửa hàng bán đồ lưu niệm, kinh doanh nhà hàng... điều mà việc đi thuê sân không thể có".