Tin ieuro2020: Esports Việt Nam và bài toán chuyên nghiệp sau hơn 2 thập niên

Chào mừng bạn đến Mạng Rao vặt & Quảng cáo
Để đăng tin rao vặt và quảng cáo, hãy đăng ký ngay bây giờ
Đăng Ký

tinieuro2020

Member
13/1/22
205
0
16
Xem thêm: Kèo chấp 1 1/4 trái là gì? Tư vấn cược kèo chấp 1 trái trái rưỡi

Thể thao điện tử (Esports) vốn đã là bộ môn thi đấu từ lâu, từng góp mặt tại ASIAD 2018 và được tính huy chương trên bảng tổng sắp như các môn thể thao truyền thống ở SEA Games 30. Tuy nhiên, Esports Việt Nam vẫn còn gặp không ít rào cản để được ghi nhận dù SEA Games 31 sắp diễn ra.

Lịch sử Esports Việt Nam


Theo “Sách trắng Thể thao điện tử Việt Nam” do Hiệp hội Thể thao Điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) xuất bản năm 2021, lịch sử Esports Việt Nam chia thành 3 giai đoạn. Những năm đầu của thập niên 2000, Esports ở Việt Nam hình thành với sự xuất hiện của các bộ môn như Starcraft, Counter Strike 1.1 và AOE.

Giai đoạn 2003 - 2010 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ hơn với hàng loạt đội tuyển thi đấu chuyên nghiệp đầu tiên, số lượng các bộ môn được cộng đồng Esports đón nhận cũng tăng lên rõ rệt với những “bom tấn” như FIFA Online, Counter Strike 1.6 hay Đột Kích và đặc biệt là DotA.

Kể từ năm 2011 trở đi, Esports ở Việt Nam dần trở thành ngành công nghiệp khi dần được chuyên nghiệp hóa với sự xuất hiện của hàng loạt nhà phát hành lớn và sự đầu tư bài bản từ nước ngoài. Các bộ môn đa dạng thể loại hơn liên tục xuất hiện tại Việt Nam như Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân Mobile, PUBG Mobile, Free Fire,… khiến cho cộng đồng người chơi và theo dõi Esports ngày càng đông đảo.

Các giải đấu Esports ở Việt Nam bắt đầu hoàn thiện tính chuyên nghiệp, được đầu tư từ các nhà phát hành với mức giải thưởng hấp dẫn và liên tục phá kỷ lục qua từng năm. Bên cạnh đó, Esports cũng trở thành ngành thu hút sự chú ý từ các đơn vị quảng cáo, tài trợ lớn góp phần gia tăng mức thu nhập cũng như cơ hội khi làm việc trong lĩnh vực.

Đi tìm sự chính danh

Thay đổi lớn nhất của Esports ở Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển là không còn sự kỳ thị và nhận được cái nhìn thân thiện hơn về việc “chơi điện tử”. Tuy nhiên, để ghi nhận như các môn thể thao truyền thống, Esports Việt Nam phải có bước chuyển mình thông qua những giải đấu như SEA Games, ASIAD hay Olympic.

Việc Thể thao điện tử được tính huy chương chính thức ở SEA Games 31 được coi là cơ hội để Esports Việt Nam tìm lấy vị trí như các môn thể thao khác. Nếu giành được Huy chương Vàng, Esports Việt Nam sẽ cho thấy được tiềm năng của mình lớn thế nào với “mức giá” rẻ ra sao: Chi phí đầu tư cho một đội tuyển Esports “có giá” ở Việt Nam trong 1 năm vẫn chưa bằng “phí lót tay” của một cầu thủ bóng đá.

Ở Đông Nam Á hiện tại, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là 3 quốc gia mạnh nhất về Esports nhờ sự trỗi dậy của ngành công nghệ thông tin, viễn thông và kết nối Internet. Nhờ đó, các tổ chức nước ngoài đã và đang nghiên cứu đầu tư vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sự đầu tư của các tổ chức nước ngoài chỉ đang ở mức “thử nghiệm” vì còn phải xem xét cơ hội ở đấu trường quốc tế của Esports Việt Nam.

SEA Games 31 sẽ là dịp để Esports Việt Nam thể hiện vị thế trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời có bước chạy đà cho ASIAD 19 diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng 9. Bên cạnh đó, SEA Games 31 sẽ còn đem lại nhiều ý nghĩa và tác động đối với ngành Esports tại thị trường đang ở giai đoạn phát triển như Việt Nam. Do đó, thứ mà Esports Việt Nam cần nhận được nhất vào lúc này là sự đầu tư bài bản.

Chuyên nghiệp hay chưa?

"Mục tiêu chắc chắn là chúng ta phải hướng tới sự chuyên nghiệp. Nhưng để xét đến chuyện đó, chúng ta phải có các tiêu chí phụ thuộc vào phạm vi và quy mô góc nhìn. Hiện tại Việt Nam đã có hơn 10 giải đấu Esports chuyên nghiệp ở các bộ môn rất phổ biến. Chất lượng các giải đấu đều được đánh giá là hàng đầu khu vực", Tổng thư ký Hiệp hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam Đỗ Việt Hùng chia sẻ.
 

24 Giờ Facebook