Mua bán đất là cách gọi thông thường và ngắn gọn, đúng theo pháp luật thì cụm từ mua bán đất được gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giao dịch có giá trị tài sản lớn, cần được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Vậy thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh nhà đất cho người nước ngoài tại sống Việt Nam
1. Điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai số 45/2013/QH13, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng…)
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Đang trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, nếu có đủ 04 điều kiện trên thì thông thường sẽ có thể thực hiện việc chuyển nhượng bình thường.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
2. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hai bên phải thành lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng chứng thực. Việc công chứng, chứng thực được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng/Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất.
2.1 Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo quy định tại mục a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực.
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Phiếu yêu cầu công chứng.
- Dự thảo hợp đồng (nếu có)
- Giấy tờ tùy thân hai bên: Chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD)/hộ chiếu còn thời hạn (bản sao), đăng ký kết hôn/xác nhận tình trạng hôn nhân…
- Sổ hộ khẩu/giấy xác nhận nơi cư trú.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng…).
- Giấy ủy quyền (nếu có)
Theo đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hai bên phải thành lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng chứng thực. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, việc công chứng, chứng thực được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng/Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất.
Nộp phí công chứng: theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng số 53/2014/QH13, người yêu cầu công chứng sẽ thực hiện việc nộp phí công chứng. Theo đó, các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc bên nào sẽ thực hiện việc nộp khoản phí này.
>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận tài sản vợ chồng tại nhà riêng
2.2 Đăng ký sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi thực hiện việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, hai bên bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký biến động đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc.
Nếu không thực hiện, người sử dụng đất sẽ bị phạt tiền từ 01 - 10 triệu đồng. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và tiến hành sang tên theo quy định.
Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, thời hạn đăng ký biến động sang tên kéo dài 10 ngày làm việc.
Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý đất đai sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
2.3 Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ sử dụng đất đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.
Các loại thuế, phí phải nộp bao gồm:
* Lệ phí trước bạ = 0,5 % x (Diện tích đất x Giá 1 m2 đất tại Bảng giá đất của UBND cấp tỉnh)
* Thuế thu nhập cá nhân:
Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định rõ, thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được tính theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%
Lưu ý: Riêng đối với cá nhân chỉ có một nhà ở duy nhất thì khoản thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản thuộc trường hợp được miễn thuế theo quy định tại Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Nghĩa vụ nộp thuế: Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên hai bên có thể tự thỏa thuận bên có nghĩa vụ nộp thuế.
Lệ phí địa chính: Theo Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC, lệ phí khi cấp trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính không quá 15.000 đồng/1 lần.
Lệ phí cấp Sổ đỏ và phí thẩm định hồ sơ: thông thường sẽ do người thực hiện thủ tục chuyển nhượng nộp. Mức tiền phải nộp sẽ phụ thuộc vào diện tích đất, tính phức tạp của hồ sơ và mục đích sử dụng đất cũng như điều kiện từng địa phương.
>>> Xem thêm: Chính chủ bán nhà quận Đống Đa vị trí đẹp thuận lợi kinh doanh, trung tâm thành phố thuận tiện đi lại
2.4 Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi đã nộp thuế, chủ sử dụng đất nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2024. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh nhà đất cho người nước ngoài tại sống Việt Nam
1. Điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai số 45/2013/QH13, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng…)
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Đang trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, nếu có đủ 04 điều kiện trên thì thông thường sẽ có thể thực hiện việc chuyển nhượng bình thường.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
2. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hai bên phải thành lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng chứng thực. Việc công chứng, chứng thực được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng/Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất.
2.1 Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo quy định tại mục a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực.
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Phiếu yêu cầu công chứng.
- Dự thảo hợp đồng (nếu có)
- Giấy tờ tùy thân hai bên: Chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD)/hộ chiếu còn thời hạn (bản sao), đăng ký kết hôn/xác nhận tình trạng hôn nhân…
- Sổ hộ khẩu/giấy xác nhận nơi cư trú.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng…).
- Giấy ủy quyền (nếu có)
Theo đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hai bên phải thành lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng chứng thực. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, việc công chứng, chứng thực được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng/Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất.
Nộp phí công chứng: theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng số 53/2014/QH13, người yêu cầu công chứng sẽ thực hiện việc nộp phí công chứng. Theo đó, các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc bên nào sẽ thực hiện việc nộp khoản phí này.
>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận tài sản vợ chồng tại nhà riêng
2.2 Đăng ký sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi thực hiện việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, hai bên bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký biến động đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc.
Nếu không thực hiện, người sử dụng đất sẽ bị phạt tiền từ 01 - 10 triệu đồng. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và tiến hành sang tên theo quy định.
Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, thời hạn đăng ký biến động sang tên kéo dài 10 ngày làm việc.
Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý đất đai sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
2.3 Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ sử dụng đất đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.
Các loại thuế, phí phải nộp bao gồm:
* Lệ phí trước bạ = 0,5 % x (Diện tích đất x Giá 1 m2 đất tại Bảng giá đất của UBND cấp tỉnh)
* Thuế thu nhập cá nhân:
Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định rõ, thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được tính theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%
Lưu ý: Riêng đối với cá nhân chỉ có một nhà ở duy nhất thì khoản thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản thuộc trường hợp được miễn thuế theo quy định tại Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Nghĩa vụ nộp thuế: Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên hai bên có thể tự thỏa thuận bên có nghĩa vụ nộp thuế.
Lệ phí địa chính: Theo Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC, lệ phí khi cấp trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính không quá 15.000 đồng/1 lần.
Lệ phí cấp Sổ đỏ và phí thẩm định hồ sơ: thông thường sẽ do người thực hiện thủ tục chuyển nhượng nộp. Mức tiền phải nộp sẽ phụ thuộc vào diện tích đất, tính phức tạp của hồ sơ và mục đích sử dụng đất cũng như điều kiện từng địa phương.
>>> Xem thêm: Chính chủ bán nhà quận Đống Đa vị trí đẹp thuận lợi kinh doanh, trung tâm thành phố thuận tiện đi lại
2.4 Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi đã nộp thuế, chủ sử dụng đất nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2024. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]