Sai lầm tai hại khi đi ép dẻo, ép plastic Căn cước công dân!

Chào mừng bạn đến Mạng Rao vặt & Quảng cáo
Để đăng tin rao vặt và quảng cáo, hãy đăng ký ngay bây giờ
Đăng Ký

Xoanvpccnh165

Member
29/9/22
454
0
16
Người dân thường có thói quen ép dẻo CMND và Căn cước công dân với mong muốn giữ những loại giấy tờ quan trọng này được lâu dài. Tuy nhiên, thực tế thì việc ép dẻo giấy tờ tùy thân hoàn toàn có thể dẫn tới khả năng bị mờ, nhòe ảnh và thông tin trên thẻ. Vậy cụ thể vấn đề này như thế nào? Những lưu ý khi sử dụng CMND, Căn cước công dân ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Có thể công chứng, chứng thực giấy tờ tùy thân ở nơi tạm trú hay không?


1. Rủi ro khi ép dẻo CMND, Căn cước công dân

Hiện nay, căn cước công dân đã được sử dụng phổ biến, nhưng vẫn còn rất nhiều người đang sử dụng CMND. Đặc điểm của CMND là được ép plastic nên thường dễ bị gãy gập khi bỏ vào trong túi, ví hoặc bị bong tróc lớp dán plastic sau thời gian dài sử dụng. Tương tự, ngay cả với căn cước công dân, dù đã được in trên chất liệu nhựa cứng, khả năng gãy, hỏng ít hơn, nhưng sau một thời gian sử dụng cũng có nguy cơ bị mờ, nhòe ảnh và thông tin trên thẻ.

DqgswJH.jpg

Để khắc phục tình trạng này, nhiều người đã tìm đến với dịch vụ ép plastic, ép dẻo CMND, Căn cước công dân để giữ được độ bền, mới cho các loại giấy tờ này. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân chắc sẽ không ngờ tới việc ép dẻo CMND, Căn cước công dân đem lại rất nhiều rủi ro:
  • Việc ép dẻo, ép plastic trên các loại giấy tờ như CMND, Căn cước công dân có thể làm thay đổi kích thước, độ dày, ảnh hưởng một phần đến nội dung, chữ ký của CMND, đặc biệt là làm mờ hoặc làm mất dấu nổi khiến CMND không còn giá trị. Khi thực hiện các thủ tục, giao dịch, cơ quan Nhà nước có thể sẽ từ chối sử dụng CMND, Căn cước công dân đã ép dẻo do không xác thực được thông tin. Khi đó, người dân buộc phải lập túc đi làm thủ tục làm Căn cước công dân.
  • Người dân còn có nguy cơ bị xử phạt về hành vi “làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân” hoặc “hủy hoại” CMND, Căn cước công dân theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Mức phạt là 01 - 02 triệu đồng.


2. Một số lưu ý khác khi sử dụng CMND, Căn cước công dân

Ngoài việc không được ép dẻo CMND, Căn cước công dân, người dân cần lưu ý một số quy định sau khi sử dụng các loại giấy tờ tùy thân quan trọng này như sau:
  • Cần xuất trình CMND, Căn cước công dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền đồng thời thực hiện đúng quy định về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Nếu vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt từ 300.000 - 500.000 đồng.
  • Không chiếm đoạt, sử dụng CMND, thẻ Căn cước công dân của người khác; Không tẩy xóa, sửa chữa CMND, thẻ Căn cước công dân; Không hủy hoại, cố ý làm hư hỏng CMND, thẻ Căn cước công dân. Nếu vi phạm sẽ bị phạt từ 01 – 02 triệu đồng.
  • Không làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp CMND, thẻ Căn cước công dân (chưa đến mức truy cứu hình sự) và không cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp CMND, thẻ Căn cước công dân. Nếu vi phạm sẽ bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng.
  • Không làm giả CMND, Căn cước công dân; Không sử dụng Giấy chứng minh nhân CMND, Căn cước công dân giả; Không thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; Không mua bán, thuê, cho thuê CMND, thẻ Căn cước công dân và Không mượn, cho mượn CMND, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật. Nếu vi phạm sẽ bị phạt từ 04 – 06 triệu đồng.
3. Trường hợp nào bắt buộc phải đổi sang Căn cước công dân gắn chip
Triển khai bắt đầu từ năm 2022, người dân cần phải đổi cả CMND lẫn Căn cước công dân thường sang căn cước công dân gắp chip theo quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014 khi:
  • Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên;
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
  • Xác định lại giới tính, quê quán;
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
  • Bị mất thẻ Căn cước công dân;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Bạn cần chứng thực giấy tờ nhưng lại không tranh thủ được thời gian do đi làm trong giờ hành chính? >>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc đến mấy giờ?

GYzeRXa.png

Đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:
  • Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA)
  • Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
  • Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
  • Bị mất Chứng minh nhân dân.
Hiện nay, Căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin...

>>> Xem thêm: Cách kiểm tra sổ đỏ thật giả đơn giản mà có thể bạn chưa biết
Như vậy, trên đây là quy định trả lời cho vướng mắc: Tại sao người dân lại không nên đi ép dẻo, ép plastic giấy tờ tùy thân! Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669


Email: [email protected]
 

24 Giờ Facebook