Khi cha qua đời, di sản thừa kế của người cha sẽ được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật. Vậy khi cha mất mà người mẹ còn sống thì mẹ có quyền phân chia di sản cho con trai hay không? Di sản sẽ được chia theo cách thức nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chia thừa kế theo di chúc
Khi cha chết đi có để lại di chúc thì mẹ không có quyền cho con trai toàn bộ di sản khi cha chết để lại bởi Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết."
Theo quy định này, di chúc là do người để lại di sản lập nên và toàn bộ di sản trong di chúc được định đoạt theo ý chí của người để lại di sản thừa kế. Đây là quyền của người để lại di sản thừa kế theo Điều 626 Bộ luật Dân sự hiện hành:
2. Chia thừa kế theo pháp luật
Ngoài chia thừa kế theo di chúc thì di sản còn có thể được chia theo pháp luật. Với cách chia này, tuỳ vào từng trường hợp, người mẹ có thể có quyền cho con trai toàn bộ di sản khi cha chết hoặc không.
Bởi chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện trong trường hợp người cha không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp hoặc người có tên trong di chúc không được quyền hưởng/từ chối nhận di sản thừa kế…
Thừa kế theo pháp luật được chia theo 03 hàng thừa kế: Những người ở hàng thừa kế sau được hưởng di sản nếu hàng thừa kế trước đó không còn ai (vì đã chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản thừa kế).
Trong đó, ba hàng thừa kế khi chia theo pháp luật được nêu tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự gồm:
"a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại."
Do đó, trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, sẽ có hai trường hợp người mẹ có thể đưa toàn bộ di sản thừa kế do người cha chết đi để lại cho con trai:
- Trường hợp 1: Hai vợ chồng chỉ có duy nhất một người con trai. Đồng thời, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của người chồng cũng không còn. Trong trường hợp này, nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật thì di sản sẽ được chia thành hai phần bằng nhau cho người vợ và người con của người để lại di sản thừa kế.
Khi đó, nếu người mẹ muốn cho con trai toàn bộ di sản thừa kế do chồng mình để lại thì có thể tặng cho toàn bộ phần di sản thừa kế mình được hưởng trong phần di sản của người chồng để lại cho con trai. Người con trai lúc này sẽ được hưởng toàn bộ di sản thừa kế do cha để lại.
- Trường hợp 2: Người cha có thể có nhiều hơn hai người thừa kế là người vợ và người con trai. Tuy nhiên, những người thừa kế đó không có quyền hưởng di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế… thì di sản của người cha cũng chỉ chia thành 02 phần bằng nhau cho vợ và con trai.
Sau đó, người vợ lại thực hiện thủ tục tặng cho toàn bộ phần di sản thừa kế mà mình được hưởng từ người chồng cho người con trai.
Làm công chứng di chúc nhưng người lập lại bị ốm nặng? >>>> Xem thêm: Di chúc làm công chứng ngoài trụ sở có được không?
Như vậy, trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Mẹ có được cho con trai toàn bộ di sản khi cha qua đời. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>> Xem thêm: Công chứng di chúc cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
1. Chia thừa kế theo di chúc
Khi cha chết đi có để lại di chúc thì mẹ không có quyền cho con trai toàn bộ di sản khi cha chết để lại bởi Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết."
Theo quy định này, di chúc là do người để lại di sản lập nên và toàn bộ di sản trong di chúc được định đoạt theo ý chí của người để lại di sản thừa kế. Đây là quyền của người để lại di sản thừa kế theo Điều 626 Bộ luật Dân sự hiện hành:
- Được chỉ định cũng như truất quyền hưởng di sản thừa kế của người thừa kế.
- Phân chia cụ thể, rõ ràng phần di sản cho từng người thừa kế ghi trong di chúc hoặc dành phần tài sản từ khối di sản của mình dùng để di tặng hoặc thờ cúng…
Như vậy, có thể thấy, khi cha để lại di chúc và trong di chúc không có nội dung để toàn bộ di sản thừa kế cho con trai thì khi cha chết, người con trai sẽ không được nhận toàn bộ di sản thừa kế. Lúc này, di sản sẽ được chia cho các đồng thừa kế và phần di sản của mỗi người được ghi cụ thể trong di chúc.>>> Xem thêm: Chi phí làm dịch vụ sổ đỏ sang tên cho con cái hết bao nhiêu?
2. Chia thừa kế theo pháp luật
Ngoài chia thừa kế theo di chúc thì di sản còn có thể được chia theo pháp luật. Với cách chia này, tuỳ vào từng trường hợp, người mẹ có thể có quyền cho con trai toàn bộ di sản khi cha chết hoặc không.
Bởi chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện trong trường hợp người cha không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp hoặc người có tên trong di chúc không được quyền hưởng/từ chối nhận di sản thừa kế…
Thừa kế theo pháp luật được chia theo 03 hàng thừa kế: Những người ở hàng thừa kế sau được hưởng di sản nếu hàng thừa kế trước đó không còn ai (vì đã chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản thừa kế).
Trong đó, ba hàng thừa kế khi chia theo pháp luật được nêu tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự gồm:
"a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại."
>>> Xem thêm: Thông tư 257 quy định về
phí công chứng di chúc mới nhất
Do đó, trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, sẽ có hai trường hợp người mẹ có thể đưa toàn bộ di sản thừa kế do người cha chết đi để lại cho con trai:
- Trường hợp 1: Hai vợ chồng chỉ có duy nhất một người con trai. Đồng thời, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của người chồng cũng không còn. Trong trường hợp này, nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật thì di sản sẽ được chia thành hai phần bằng nhau cho người vợ và người con của người để lại di sản thừa kế.
Khi đó, nếu người mẹ muốn cho con trai toàn bộ di sản thừa kế do chồng mình để lại thì có thể tặng cho toàn bộ phần di sản thừa kế mình được hưởng trong phần di sản của người chồng để lại cho con trai. Người con trai lúc này sẽ được hưởng toàn bộ di sản thừa kế do cha để lại.
- Trường hợp 2: Người cha có thể có nhiều hơn hai người thừa kế là người vợ và người con trai. Tuy nhiên, những người thừa kế đó không có quyền hưởng di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế… thì di sản của người cha cũng chỉ chia thành 02 phần bằng nhau cho vợ và con trai.
Sau đó, người vợ lại thực hiện thủ tục tặng cho toàn bộ phần di sản thừa kế mà mình được hưởng từ người chồng cho người con trai.
Làm công chứng di chúc nhưng người lập lại bị ốm nặng? >>>> Xem thêm: Di chúc làm công chứng ngoài trụ sở có được không?
Như vậy, trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Mẹ có được cho con trai toàn bộ di sản khi cha qua đời. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]