Thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội là trường hợp phổ biến nhất khi Nhà nước thu hồi đất. Vậy, khi nào bị thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội? Tiền bồi thường tính thế nào?
>>> Xem thêm: Luật quy định như thế nào khi bố mẹ sang tên sổ đỏ cho con?
1. Những trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
Theo Điều 79 Luật Đất đai 2024, Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng để phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa.
Cụ thể, những trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội gồm:
- Xây dựng công trình giao thông (đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị…);
- Xây dựng công trình thủy lợi (đê điều, kè, cống, đập, tràn xả lũ, hồ chứa nước…);
- Xây dựng công trình cấp nước, thoát nước (nhà máy nước; trạm bơm nước; bể, tháp chứa nước…);
- Xây dựng công trình xử lý chất thải (trạm trung chuyển; bãi chôn lấp rác…);
- Xây dựng công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng (nhà máy điện và công trình phụ trợ của nhà máy điện; công trình đập, kè, hồ chứa nước, đường dẫn nước phục vụ cho nhà máy thủy điện…);
- Xây dựng công trình dầu khí (giàn khai thác, công trình phục vụ khai thác, xử lý dầu khí, nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy chế biến khí, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học…);
- Xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin (công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan khác để lắp đặt thiết bị phục vụ viễn thông; trung tâm dữ liệu; …);
- Xây dựng chợ dân sinh, chợ đầu mối;
- Xây dựng công trình tín ngưỡng(đình, đền, am, miếu và công trình tín ngưỡng hợp pháp khác);
- Xây dựng công trình tôn giáo (trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất…);
- Xây dựng khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng (công viên, vườn hoa, bãi tắm và khu vực dành cho vui chơi giải trí công cộng khác…);
- Xây dựng trụ sở cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức khác thành lập theo quy định của pháp luật được Nhà nước giao nhiệm vụ, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên;
- Xây dựng trụ sở hoặc văn phòng đại diện của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
- Xây dựng cơ sở văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, cung văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc…);
- Xây dựng cơ sở y tế, cơ sở dịch vụ xã hội được Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở phục hồi chức năng; cơ sở y tế dự phòng…);
- Xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo được Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động( nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông…);
- Xây dựng cơ sở thể dục, thể thao do Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động (khu liên hợp thể thao, trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao…);
- Xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ do Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động (tổ chức nghiên cứu, phát triển, dịch vụ khoa học và công nghệ…);
- Xây dựng cơ sở ngoại giao (trụ sở của các đại sứ quán, lãnh sự quán…);
- Xây dựng công trình sự nghiệp về xử lý môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, khí tượng, thủy văn, đăng kiểm, kiểm dịch động vật, thực vật;
- Thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho LLVTND, trừ trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất; dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ; dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư thỏa thuận chuyển nhượng QSDĐ cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
- Thực hiện dự án xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu công nghệ thông tin tập trung; khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu phi thuế quan trong khu kinh tế;
- Thực hiện dự án khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung có quy mô lớn, tập trung đồng bộ về kết cấu hạ tầng dùng chung từ khâu sản xuất đến chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản phục vụ trên phạm vi liên huyện, liên tỉnh hoặc liên vùng; dự án trồng, bảo tồn gen cây thuốc để phát triển dược liệu y học cổ truyền;
- Thực hiện hoạt động lấn biển;
- Hoạt động khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
- Dự án vùng phụ cận các điểm kết nối giao thông và các tuyến giao thông có tiềm năng phát triển;
- Thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị; dự án khu dân cư nông thôn;
- Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, cơ sở lưu giữ tro cốt;
- Thực hiện dự án bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số;
- Xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác, sử dụng công trình ngầm;
- Thực hiện các dự được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư;
- Dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng khác.
Lưu ý: Thửa đất bị thu hồi thì có thể biết trước vì trong nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện có xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi và theo quy định, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện phải được công khai.
>>> Xem thêm: Cho thuê nhà đất giá rẻ, ổn định, kinh doanh tốt
2. Tiền bồi thường được tính như thế nào?
Hiện nay, khi Nhà nước thu hồi đất thì tiền bồi thường sẽ tính theo giá đất cụ thể (một loại giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định).
Hay nói cách khác, người có đất thuộc diện bị thu hồi để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì không được thỏa thuận giá bồi thường. Giá đất cụ thể của nhiều dự án thấp hơn nhiều so với giá thị trường.
Theo khoản 2 Điều 160 Luật Đất đai 2024 và khoản 1 Điều 30 Nghị định 71/2024/NĐ-CP, giá đất cụ thể được quy định như sau:
- Việc xác định giá đất cụ thể phải thực hiện theo quy định tại Điều 158 Luật Đất đai và các điều 4, 5, 6, 7 của Nghị định 71/2024/NĐ-CP; kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất.
- Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định giá đất cụ thể theo thẩm quyền.
Kết luận:
- Chỉ bị thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nếu đất thuộc các dự án trong các trường hợp trên.
- Không được bồi thường theo giá thị trường mà sẽ bồi thường theo giá đất cụ thể (giá Nhà nước) theo từng vị trí, từng thời điểm cụ thể do UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định.
- Người có đất bị thu hồi để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có nghĩa vụ chấp hành, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế; trường hợp không đồng ý với giá bồi thường hoặc quyết định thu hồi thì có quyền khiếu nại, khởi kiện (với điều kiện là có căn cứ).
>>> Xem thêm: Ai là người có quyền công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?
Trên đây là giải đáp về vấn đề "Khi nào bị thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội?" Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Luật quy định như thế nào khi bố mẹ sang tên sổ đỏ cho con?
1. Những trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
Theo Điều 79 Luật Đất đai 2024, Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng để phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa.
Cụ thể, những trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội gồm:
- Xây dựng công trình giao thông (đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị…);
- Xây dựng công trình thủy lợi (đê điều, kè, cống, đập, tràn xả lũ, hồ chứa nước…);
- Xây dựng công trình cấp nước, thoát nước (nhà máy nước; trạm bơm nước; bể, tháp chứa nước…);
- Xây dựng công trình xử lý chất thải (trạm trung chuyển; bãi chôn lấp rác…);
- Xây dựng công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng (nhà máy điện và công trình phụ trợ của nhà máy điện; công trình đập, kè, hồ chứa nước, đường dẫn nước phục vụ cho nhà máy thủy điện…);
- Xây dựng công trình dầu khí (giàn khai thác, công trình phục vụ khai thác, xử lý dầu khí, nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy chế biến khí, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học…);
- Xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin (công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan khác để lắp đặt thiết bị phục vụ viễn thông; trung tâm dữ liệu; …);
- Xây dựng chợ dân sinh, chợ đầu mối;
- Xây dựng công trình tín ngưỡng(đình, đền, am, miếu và công trình tín ngưỡng hợp pháp khác);
- Xây dựng công trình tôn giáo (trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất…);
- Xây dựng khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng (công viên, vườn hoa, bãi tắm và khu vực dành cho vui chơi giải trí công cộng khác…);
- Xây dựng trụ sở cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức khác thành lập theo quy định của pháp luật được Nhà nước giao nhiệm vụ, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên;
- Xây dựng trụ sở hoặc văn phòng đại diện của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
- Xây dựng cơ sở văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, cung văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc…);
- Xây dựng cơ sở y tế, cơ sở dịch vụ xã hội được Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở phục hồi chức năng; cơ sở y tế dự phòng…);
- Xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo được Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động( nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông…);
- Xây dựng cơ sở thể dục, thể thao do Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động (khu liên hợp thể thao, trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao…);
- Xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ do Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động (tổ chức nghiên cứu, phát triển, dịch vụ khoa học và công nghệ…);
- Xây dựng cơ sở ngoại giao (trụ sở của các đại sứ quán, lãnh sự quán…);
- Xây dựng công trình sự nghiệp về xử lý môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, khí tượng, thủy văn, đăng kiểm, kiểm dịch động vật, thực vật;
- Thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho LLVTND, trừ trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất; dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ; dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư thỏa thuận chuyển nhượng QSDĐ cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
- Thực hiện dự án xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu công nghệ thông tin tập trung; khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu phi thuế quan trong khu kinh tế;
- Thực hiện dự án khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung có quy mô lớn, tập trung đồng bộ về kết cấu hạ tầng dùng chung từ khâu sản xuất đến chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản phục vụ trên phạm vi liên huyện, liên tỉnh hoặc liên vùng; dự án trồng, bảo tồn gen cây thuốc để phát triển dược liệu y học cổ truyền;
- Thực hiện hoạt động lấn biển;
- Hoạt động khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
- Dự án vùng phụ cận các điểm kết nối giao thông và các tuyến giao thông có tiềm năng phát triển;
- Thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị; dự án khu dân cư nông thôn;
- Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, cơ sở lưu giữ tro cốt;
- Thực hiện dự án bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số;
- Xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác, sử dụng công trình ngầm;
- Thực hiện các dự được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư;
- Dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng khác.
Lưu ý: Thửa đất bị thu hồi thì có thể biết trước vì trong nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện có xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi và theo quy định, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện phải được công khai.
>>> Xem thêm: Cho thuê nhà đất giá rẻ, ổn định, kinh doanh tốt
2. Tiền bồi thường được tính như thế nào?
Hiện nay, khi Nhà nước thu hồi đất thì tiền bồi thường sẽ tính theo giá đất cụ thể (một loại giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định).
Hay nói cách khác, người có đất thuộc diện bị thu hồi để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì không được thỏa thuận giá bồi thường. Giá đất cụ thể của nhiều dự án thấp hơn nhiều so với giá thị trường.
Theo khoản 2 Điều 160 Luật Đất đai 2024 và khoản 1 Điều 30 Nghị định 71/2024/NĐ-CP, giá đất cụ thể được quy định như sau:
- Việc xác định giá đất cụ thể phải thực hiện theo quy định tại Điều 158 Luật Đất đai và các điều 4, 5, 6, 7 của Nghị định 71/2024/NĐ-CP; kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất.
- Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định giá đất cụ thể theo thẩm quyền.
Kết luận:
- Chỉ bị thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nếu đất thuộc các dự án trong các trường hợp trên.
- Không được bồi thường theo giá thị trường mà sẽ bồi thường theo giá đất cụ thể (giá Nhà nước) theo từng vị trí, từng thời điểm cụ thể do UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định.
- Người có đất bị thu hồi để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có nghĩa vụ chấp hành, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế; trường hợp không đồng ý với giá bồi thường hoặc quyết định thu hồi thì có quyền khiếu nại, khởi kiện (với điều kiện là có căn cứ).
>>> Xem thêm: Ai là người có quyền công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?
Trên đây là giải đáp về vấn đề "Khi nào bị thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội?" Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]