Trong khoảng thời gian kết hôn, khi người vợ thường xuyên bị đánh đập, chửi bới, bạo hành... dẫn đến việc muốn ly hôn nhưng không thể ly hôn được, vậy người vợ có thể ly hôn mà không cần chữ ký của người chồng trên đơn được hay không? Việc ly hôn đơn phương sẽ cần những giấy tờ và thủ tục gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Ly hôn đơn phương, khác biệt với ly hôn thuận tình, là khi một trong hai bên yêu cầu ly hôn mà không cần sự đồng thuận của cả hai.
Theo Luật HN&GĐ năm 2014, những người có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương bao gồm:
- Vợ, chồng hoặc cả 2 người có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình.
- Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng các quyền và nghĩa vụ của một người vợ hoặc chồng (như tình yêu thương, lòng trung thành, sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau, sự giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau, sống chung và cùng nhau phát triển theo một thoả thuận khác)...
Đặc biệt, khoản 2 của Điều 51 trong Luật HN&GĐ nhấn mạnh rằng: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ hiện đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Từ những điều đã nêu ra được thấy rõ rằng việc yêu cầu ly hôn đơn phương có thể được thực hiện bởi vợ hoặc chồng hoặc người thân khác. (Miễn là đáp ứng các điều kiện quy định trong Luật). Khi ấy Tòa sẽ tiến hành giải quyết theo yêu cầu của bên yêu cầu.
Bước 1: Việc chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương là bước đầu tiên và quan trọng nhất.
- Việc nộp Đơn xin ly hôn đơn phương theo mẫu đã được ban hành;
- Bản chính của Giấy Đăng ký kết hôn; nếu không có, có thể xin cấp bản sao...
- Bản sao có chứng thực CCCD của vợ và chồng;
- Bản sao được chứng thực của Giấy khai sinh của con (nếu có con chung);
- Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản này khi ly hôn, người yêu cầu cần chuẩn bị giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu tài sản này...
Ngoài ra, nếu có bằng chứng cho thấy vợ hoặc chồng đã có hành vi bạo lực gia đình hoặc không thực hiện nghĩa vụ, cần cung cấp cho Tòa án.
Bước 2: Thủ tục nộp đơn ly hôn đơn phương
Khi có yêu cầu ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải nộp đơn tới Tòa án tại nơi mà người bị yêu cầu ly hôn hoặc làm việc.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 35 BLTTDS, những vụ tranh chấp liên quan tới hôn nhân và gia đình sẽ được giải quyết bởi Tòa án nhân dân huyện theo thủ tục sơ thẩm.
Tuy nhiên, trong trường hợp các vụ ly hôn có liên quan tới các bên hoặc tài sản ở nước ngoài. Khi ấy tòa án nhân dân huyện không có thẩm quyền. Thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân tỉnh.
Bước 3: Xem xét giải quyết ly hôn đơn phương
Thông thường, thời gian để giải quyết một vụ ly hôn đơn phương ít nhất 04 tháng. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp phức tạp. Do nhiều lý do bất khả kháng khác nhau, khiến cho quá trình này kéo dài lâu hơn.
Sau khi tiếp nhận đơn từ nguyên đơn, Tòa án sẽ xem xét có thụ lý đơn hay không. (Thời gian khoảng 05 ngày làm việc).
Nếu hồ sơ hợp lệ, Tòa sẽ gửi thông báo cho nguyên đơn yêu cầu nộp tạm ứng án phí. Sau khi nguyên đơn đã nộp biên lai chứng minh đã thanh toán tiền tạm ứng án phí, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý đơn.
Trừ những trường hợp không được phép hòa giải hoặc không thể tiến hành hòa giải, hòa giải là một thủ tục bắt buộc tại Tòa án trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Nếu việc hòa giải thành công, sau khoảng 07 ngày nếu các bên không có gì thay đổi, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận kết quả của cuộc họp.
Nếu việc hòa giải không thành công, Tòa án cũng sẽ lập biên bản ghi nhận việc này. Sau đó ra quyết định để chuyển vụ án sang phiên tòa xét xử.
* Thủ tục ly hôn đơn phương khi chồng đang ở nước ngoài
Theo quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015, khi muốn ly hôn, người vợ có thể gửi đơn tới Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp người chồng đang ở nước ngoài.
Nếu không biết được địa chỉ của người chồng đang sinh sống ở nước ngoài, theo chỉ dẫn của Công văn số 253 của Tòa án nhân dân tối cao, có thể xác minh được thông tin và địa chỉ của người chồng qua thân nhân của người chồng.
Trong trường hợp sau 2 lần yêu cầu từ Tòa án mà thân nhân vẫn từ chối cung cấp thông tin, Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt theo quy trình. Sau khi xét xử, Tòa sẽ gửi bản sao bản án/quyết định cho thân nhân của người chồng.
* Quyền nuôi con được xét như thế nào khi ly hôn đơn phương?
Khác với việc ly hôn được hai bên thoả thuận về việc ai sẽ nuôi con và chăm sóc con. Vì thông thường ly hôn đơn phương thường có tranh chấp giữa cha mẹ về việc giành quyền nuôi con.
Theo quy định tại khoản 2 của Điều 81 trong Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu cha mẹ không thống nhất về việc ai sẽ nuôi con sau khi ly hôn, Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào các yếu tố sau:
- Quyền lợi toàn diện của con để ra quyết định.
- Ý kiến và nguyện vọng của con từ 07 tuổi trở lên.
- Trong trường hợp mẹ không có điều kiện để tự mình nuôi dưỡng, trẻ em dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ nuôi.
Như vậy, trên đây là trả lời cho câu hỏi “Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương nhanh theo luật mới”. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
1. Ly hôn đơn phương là gì? Có thể ly hôn đơn phương được hay không?>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Hà Nội thực hiện các thủ tục pháp lý nhanh chóng, chi phí hợp lý
Ly hôn đơn phương, khác biệt với ly hôn thuận tình, là khi một trong hai bên yêu cầu ly hôn mà không cần sự đồng thuận của cả hai.
Theo Luật HN&GĐ năm 2014, những người có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương bao gồm:
- Vợ, chồng hoặc cả 2 người có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình.
- Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng các quyền và nghĩa vụ của một người vợ hoặc chồng (như tình yêu thương, lòng trung thành, sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau, sự giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau, sống chung và cùng nhau phát triển theo một thoả thuận khác)...
Đặc biệt, khoản 2 của Điều 51 trong Luật HN&GĐ nhấn mạnh rằng: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ hiện đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Từ những điều đã nêu ra được thấy rõ rằng việc yêu cầu ly hôn đơn phương có thể được thực hiện bởi vợ hoặc chồng hoặc người thân khác. (Miễn là đáp ứng các điều kiện quy định trong Luật). Khi ấy Tòa sẽ tiến hành giải quyết theo yêu cầu của bên yêu cầu.
2. Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất>> Xem thêm: Bán nhà quận Cầu Giấy gần trung tâm các trường học, trạm tàu điện thuận tiện đi lại
Bước 1: Việc chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương là bước đầu tiên và quan trọng nhất.
- Việc nộp Đơn xin ly hôn đơn phương theo mẫu đã được ban hành;
- Bản chính của Giấy Đăng ký kết hôn; nếu không có, có thể xin cấp bản sao...
- Bản sao có chứng thực CCCD của vợ và chồng;
- Bản sao được chứng thực của Giấy khai sinh của con (nếu có con chung);
- Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản này khi ly hôn, người yêu cầu cần chuẩn bị giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu tài sản này...
Ngoài ra, nếu có bằng chứng cho thấy vợ hoặc chồng đã có hành vi bạo lực gia đình hoặc không thực hiện nghĩa vụ, cần cung cấp cho Tòa án.
Bước 2: Thủ tục nộp đơn ly hôn đơn phương
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 35 BLTTDS, những vụ tranh chấp liên quan tới hôn nhân và gia đình sẽ được giải quyết bởi Tòa án nhân dân huyện theo thủ tục sơ thẩm.
Tuy nhiên, trong trường hợp các vụ ly hôn có liên quan tới các bên hoặc tài sản ở nước ngoài. Khi ấy tòa án nhân dân huyện không có thẩm quyền. Thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân tỉnh.
Bước 3: Xem xét giải quyết ly hôn đơn phương
Thông thường, thời gian để giải quyết một vụ ly hôn đơn phương ít nhất 04 tháng. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp phức tạp. Do nhiều lý do bất khả kháng khác nhau, khiến cho quá trình này kéo dài lâu hơn.
Sau khi tiếp nhận đơn từ nguyên đơn, Tòa án sẽ xem xét có thụ lý đơn hay không. (Thời gian khoảng 05 ngày làm việc).
Nếu hồ sơ hợp lệ, Tòa sẽ gửi thông báo cho nguyên đơn yêu cầu nộp tạm ứng án phí. Sau khi nguyên đơn đã nộp biên lai chứng minh đã thanh toán tiền tạm ứng án phí, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý đơn.
Trừ những trường hợp không được phép hòa giải hoặc không thể tiến hành hòa giải, hòa giải là một thủ tục bắt buộc tại Tòa án trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Nếu việc hòa giải thành công, sau khoảng 07 ngày nếu các bên không có gì thay đổi, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận kết quả của cuộc họp.
Nếu việc hòa giải không thành công, Tòa án cũng sẽ lập biên bản ghi nhận việc này. Sau đó ra quyết định để chuyển vụ án sang phiên tòa xét xử.
3. Câu hỏi thường gặp>> Xem thêm: Hỗ trợ các vấn đề về sổ đỏ - Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói giá rẻ, uy tín tại Hà Nội
* Thủ tục ly hôn đơn phương khi chồng đang ở nước ngoài
Theo quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015, khi muốn ly hôn, người vợ có thể gửi đơn tới Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp người chồng đang ở nước ngoài.
Nếu không biết được địa chỉ của người chồng đang sinh sống ở nước ngoài, theo chỉ dẫn của Công văn số 253 của Tòa án nhân dân tối cao, có thể xác minh được thông tin và địa chỉ của người chồng qua thân nhân của người chồng.
Trong trường hợp sau 2 lần yêu cầu từ Tòa án mà thân nhân vẫn từ chối cung cấp thông tin, Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt theo quy trình. Sau khi xét xử, Tòa sẽ gửi bản sao bản án/quyết định cho thân nhân của người chồng.
* Quyền nuôi con được xét như thế nào khi ly hôn đơn phương?
Khác với việc ly hôn được hai bên thoả thuận về việc ai sẽ nuôi con và chăm sóc con. Vì thông thường ly hôn đơn phương thường có tranh chấp giữa cha mẹ về việc giành quyền nuôi con.
Theo quy định tại khoản 2 của Điều 81 trong Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu cha mẹ không thống nhất về việc ai sẽ nuôi con sau khi ly hôn, Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào các yếu tố sau:
- Quyền lợi toàn diện của con để ra quyết định.
- Ý kiến và nguyện vọng của con từ 07 tuổi trở lên.
- Trong trường hợp mẹ không có điều kiện để tự mình nuôi dưỡng, trẻ em dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ nuôi.
Như vậy, trên đây là trả lời cho câu hỏi “Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương nhanh theo luật mới”. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]