Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi đăng ký khai sinh. Ngoài bản chính, có thể yêu cầu cấp thêm giấy khai sinh bản sao để sử dụng khi cần. Hiện nay, có nhiều người dân còn thắc mắc về việc có thể công chứng giấy khai sinh bản sao không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Chi phí dịch vụ làm sổ đỏ nhanh tại Hà Nội là bao nhiêu? Sau bao lâu thì có sổ?
1. Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không?
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 định nghĩa về công chứng như sau:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Theo quy định trên, công chứng là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch bằng văn bản và chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các bản dịch.
Công chứng và chứng thực bản sao từ bản chính là hai hoạt động thường bị nhầm lẫn với nhau. Giấy khai sinh không phải là loại giấy tờ được công chứng mà phải chứng thực.
Cụ thể, chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính (theo Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP).
Theo đó, pháp luật không cho phép chứng thực từ bản sao mà chỉ có thể chứng thực từ bản chính. Tức được chứng thực bản photo của bản chính giấy khai sinh nhưng không được chứng thực bản photo của bản sao.
2. Chứng thực giấy khai sinh ở đâu?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 23/2015, Việc chứng thực giấy khai sinh có thể thực hiện tại:
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền;
- Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.
>>> Xem thêm: Mua bán nhà đất quận Thanh Xuân giá rẻ, vị trí thuận tiện, sẵn sổ có thể sang tên nhanh chóng
3. Bản photo giấy khai sinh chứng thực có giá trị như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 23, bản photo giấy khai sinh chứng thực có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra, các hoạt động chứng thực khác có giá trị pháp lý như sau:
- Bản sao cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
4. Phí chứng thực giấy khai sinh là bao nhiêu tiền?
Theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC, phí chứng thực giấy khai sinh hay chứng thực bản sao từ bản chính là 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.
>>> Xem thêm: Cách kiểm tra sổ đỏ thật giả chỉ với mắt thường ai cũng nên biết
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Chi phí dịch vụ làm sổ đỏ nhanh tại Hà Nội là bao nhiêu? Sau bao lâu thì có sổ?
1. Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không?
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 định nghĩa về công chứng như sau:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Theo quy định trên, công chứng là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch bằng văn bản và chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các bản dịch.
Công chứng và chứng thực bản sao từ bản chính là hai hoạt động thường bị nhầm lẫn với nhau. Giấy khai sinh không phải là loại giấy tờ được công chứng mà phải chứng thực.
Cụ thể, chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính (theo Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP).
Theo đó, pháp luật không cho phép chứng thực từ bản sao mà chỉ có thể chứng thực từ bản chính. Tức được chứng thực bản photo của bản chính giấy khai sinh nhưng không được chứng thực bản photo của bản sao.
2. Chứng thực giấy khai sinh ở đâu?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 23/2015, Việc chứng thực giấy khai sinh có thể thực hiện tại:
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền;
- Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.
>>> Xem thêm: Mua bán nhà đất quận Thanh Xuân giá rẻ, vị trí thuận tiện, sẵn sổ có thể sang tên nhanh chóng
3. Bản photo giấy khai sinh chứng thực có giá trị như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 23, bản photo giấy khai sinh chứng thực có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra, các hoạt động chứng thực khác có giá trị pháp lý như sau:
- Bản sao cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
4. Phí chứng thực giấy khai sinh là bao nhiêu tiền?
Theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC, phí chứng thực giấy khai sinh hay chứng thực bản sao từ bản chính là 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.
>>> Xem thêm: Cách kiểm tra sổ đỏ thật giả chỉ với mắt thường ai cũng nên biết
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]