Theo quy định của pháp luật, không chỉ những người uống rượu bia bị xử lý mà ngay cả những người ép rượu người khác cũng sẽ bị lãnh những hậu quả nhất định. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng gần nhất tại Hà Nội
1. Ép rượu người khác là một trong các hành vi bị nghiêm cấm
Tại Điều 5 Luật Phòng chống, tác hại của rượu bia 2019 nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
2. Ép người khác uống rượu bia bị xử lý thế nào?
Việc ép người khác uống rượu bia là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm như đã nêu ở trên. Theo khoản 2 điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, hành vi này sẽ bị xử phạt như sau:
"3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia."
Theo đó, mức xử phạt cao nhất đối với hành vi này có thể lên tới 03 triệu đồng.
3. Người uống gây thiệt hại, người ép phải bồi thường
Đây là một nội dung được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 nhưng không phải ai cũng biết. Theo đó, Điều 596 Bộ luật này quy định, khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Từ quy định trên có thể thấy, hành vi cố ý ép người khác uống rượu, làm người đó mất khả năng nhận thức và gây ra thiệt hại thì người phải bồi thường chính là người ép người khác uống rượu.
Trong trường hợp khác, trường hợp không có ai ép buộc thì người uống rượu sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây ra thiệt hại do say rượu mà mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi (khoản 1 Điều 596).
4. Quán nhậu không nhắc khách không lái xe sau khi uống rượu bia cũng bị phạt
Theo quy định tại khoản 1 điều 35 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, trường hợp khách hàng sử dụng rượu bia, thì cơ sở kinh doanh rượu bia phải có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng không được tham gia giao thông, khi uống rượu bia.
Theo đó, nếu cơ sở kinh doanh không thực hiện việc nhắc nhở khách hàng có thể bị xử phạt như sau:
"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở; theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không nhắc nhở hoặc không có biển cảnh báo; đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia."
Nói chung về cơ bản, mức phạt cao nhất đối với cơ sở kinh doanh rượu bia khi không thực hiện nhắc nhở khách say có thể lên tới 05 triệu đồng. Trong trường hợp sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc mua bán rượu bia thì cơ sở kinh doanh còn có thể bị xử phạt tới 15 triệu.
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng gần nhất tại Hà Nội
1. Ép rượu người khác là một trong các hành vi bị nghiêm cấm
Tại Điều 5 Luật Phòng chống, tác hại của rượu bia 2019 nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
- Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi; trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan; hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân; học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
- Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
- Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
>>> Xem thêm: Bạn cần được tư vấn dịch vụ sổ đỏ miễn phí?
2. Ép người khác uống rượu bia bị xử lý thế nào?
Việc ép người khác uống rượu bia là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm như đã nêu ở trên. Theo khoản 2 điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, hành vi này sẽ bị xử phạt như sau:
"3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia."
Theo đó, mức xử phạt cao nhất đối với hành vi này có thể lên tới 03 triệu đồng.
3. Người uống gây thiệt hại, người ép phải bồi thường
Đây là một nội dung được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 nhưng không phải ai cũng biết. Theo đó, Điều 596 Bộ luật này quy định, khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Từ quy định trên có thể thấy, hành vi cố ý ép người khác uống rượu, làm người đó mất khả năng nhận thức và gây ra thiệt hại thì người phải bồi thường chính là người ép người khác uống rượu.
Trong trường hợp khác, trường hợp không có ai ép buộc thì người uống rượu sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây ra thiệt hại do say rượu mà mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi (khoản 1 Điều 596).
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Đống Đa
4. Quán nhậu không nhắc khách không lái xe sau khi uống rượu bia cũng bị phạt
Theo quy định tại khoản 1 điều 35 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, trường hợp khách hàng sử dụng rượu bia, thì cơ sở kinh doanh rượu bia phải có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng không được tham gia giao thông, khi uống rượu bia.
Theo đó, nếu cơ sở kinh doanh không thực hiện việc nhắc nhở khách hàng có thể bị xử phạt như sau:
"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở; theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không nhắc nhở hoặc không có biển cảnh báo; đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia."
Nói chung về cơ bản, mức phạt cao nhất đối với cơ sở kinh doanh rượu bia khi không thực hiện nhắc nhở khách say có thể lên tới 05 triệu đồng. Trong trường hợp sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc mua bán rượu bia thì cơ sở kinh doanh còn có thể bị xử phạt tới 15 triệu.
Như vậy, trên đây là giải đáp về Ép rượu người khác, hậu quả thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]