Di sản đang thế chấp có chia thừa kế được không?

Chào mừng bạn đến Mạng Rao vặt & Quảng cáo
Để đăng tin rao vặt và quảng cáo, hãy đăng ký ngay bây giờ
Đăng Ký

Xoanvpccnh165

Member
29/9/22
454
0
16
Nhiều người vẫn luôn thắc mắc, nếu tài sản đang bị thế chấp tại ngân hàng thì liệu các đồng thừa kế có thể phân chia di sản thừa kế được hay không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường tìm hiểu thêm về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng tài sản mới nhất 2022


1. Tài sản đang thế chấp có được lập di chúc không?

Khi muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, nhiều người đã chọn lập di chúc thay vì tặng cho hoặc để người thừa kế chia di sản theo pháp luật. Bởi khi lập di chúc, người để lại di sản có quyền chỉ định cũng như truất quyền hưởng di sản của người thừa kế cũng như chia phần di sản cho từng người.
Đồng thời, để di chúc hợp pháp, người lập di chúc cần đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập, không bị lừa dối, đe doạ; nội dung không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội, hình thức không trái quy định...
Do đó, có thể thấy, hiện nay, pháp luật không cấm lập di chúc với tài sản đang thế chấp trong ngân hàng. Nếu di chúc được lập đáp ứng các điều kiện nêu trên thì vẫn được xem là di chúc hợp pháp và vẫn có giá trị pháp lý.


pKE431i.png



Lưu ý: Hiện di chúc có hai hình thức là di chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Trong di chúc bằng văn bản lại được phân thành 03 loại: Có người làm chứng, không có người làm chứng, có công chứng, có chứng thực.

>>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng di chúc bằng văn bản mới nhất 2022

Đặc biệt, khi chứng thực hoặc công chứng di chúc, Công chứng viên hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ yêu cầu người lập di chúc xuất trình bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) để đối chiếu (theo khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014).
Do đó, nếu Sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng, người lập di chúc sẽ không thể đưa bản chính Sổ đỏ để thực hiện thủ tục công chứng di chúc.
Trong trường hợp này, người lập di chúc cần phải có văn bản yêu cầu ngân hàng đang thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất đồng ý cho xuất bản chính Sổ đỏ hoặc xác nhận bản chính Sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng và cung cấp bản photo kèm theo xác nhận của ngân hàng nhận thế chấp.

Như vậy, dù tài sản đang thế chấp, người để lại di sản hoàn toàn có quyền lập di chúc để chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tuy nhiên, tuỳ vào hình thức lập di chúc, người để lại tài sản phải đáp ứng thêm các điều kiện kèm theo khác.

2. Tài sản đang thế chấp có được thừa kế không?
Như phân tích ở trên, căn cứ khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014, khi yêu cầu công chứng giao dịch, hợp đồng, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính các giấy tờ sau đây để đối chiếu trước khi công chứng:
  • Giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu công chứng: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú...
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản (Sổ đỏ, Giấy đăng ký xe...)
Như vậy, khi muốn phân chia di sản thừa kế, các đồng thừa kế phải xuất trình bản chính Sổ đỏ trước khi Công chứng viên ký chứng nhận Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế. Do đó, nếu muốn phân chia di sản thừa kế, các đồng thừa kế phải thực hiện xoá đăng ký thế chấp Sổ đỏ.

>>> Xem thêm: Làm dịch vụ sang tên sổ đỏ cho con cái, người thân trọn gói uy tín tại TP. HCM
rstrv9K.png




Trình tự, thủ tục phân chia di sản thừa kế trong trường hợp này thực hiện như sau:
  • Xoá đăng ký thế chấp: Thanh toán đầy đủ các khoản vay với ngân hàng, họp những người thừa kế để cử người đại diện thực hiện các công việc sau: Ký kết các giấy tờ liên quan đến việc vay vốn, lấy Sổ đỏ ra khỏi ngân hàng, thực hiện thủ tục xoá đăng ký thế chấp tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất...
  • Công chứng thoả thuận phân chia di sản thừa kế:
  • Hồ sơ cần chuẩn bị: Phiếu yêu cầu công chứng, giấy tờ tuỳ thân của các đồng thừa kế, Giấy chứng tử của người để lại di sản, Sổ đỏ, Giấy khai sinh của con, Đăng ký kết hôn của người để lại di sản thừa kế...
  • Cơ quan thực hiện thủ tục: Văn phòng/Phòng công chứng có trụ sở tại nơi có đất.
  • Thời gian thực hiện: Niêm yết công khai 15 ngày tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất và nơi cư trú cuối cùng (nếu hai nơi này khác nhau); thực hiện công chứng trong thời gian không quá 02 ngày làm việc. Nếu vụ việc phức tạp, cần phải xác minh thì thời gian công chứng không quá 10 ngày làm việc.
  • Phí, lệ phí công chứng: Thu theo giá trị tài sản của tài sản theo quy định tại Điều 4 Thông tư 257 năm 2016 của Bộ Tài chính.
>>>> Xem thêm: Phí công chứng di chúc mới nhất 2022

Như vậy, trên đây là giải đáp cho câu hỏi: Có được chia thừa kế di sản đang thế chấp không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ


Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0943.55.44.66

Email: [email protected]
 

24 Giờ Facebook