Các công trình như đình, đền, nhà thờ họ là một trong những nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cá nhân, cộng đồng. Mặc dù đất xây dựng các công trình tín ngưỡng rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đất tín ngưỡng là gì và những quy chế pháp lý của loại đất này.
1. Đất tín ngưỡng là gì?
Pháp luật đất đai hiện nay không giải thích thế nào là đất tín ngưỡng nhưng có quy định đất tín ngưỡng gồm những loại đất nào, quy định về việc sử dụng đất tín ngưỡng ra sao. Cụ thể tại Điều 212 Luật Đất đai 2024 quy định rõ như sau:
- Đất tín ngưỡng là đất có công trình tín ngưỡng bao gồm đình, đền, miếu, am, nhà thờ họ; chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 của Luật này; các công trình tín ngưỡng khác.
- Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 của Luật này.
2. Đất tín ngưỡng có được cấp Sổ đỏ không?
Về nguyên tắc dù thuộc nhóm đất phi nông nghiệp hay nhóm đất nông nghiệp đều được cấp Sổ đỏ nếu có đủ điều kiện. Việc cấp sổ không chỉ giúp cho người sử dụng đất có đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định mà còn giúp Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả hơn.
Điều kiện đất tín ngưỡng được cấp Sổ đỏ chia thành 02 trường hợp như sau:
* Đất tín ngưỡng do cộng đồng dân cư sử dụng
Khoản 9 Điều 137 Luật Đất đai 2024 quy định như sau: “9. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, nhà thờ họ, công trình tín ngưỡng khác; chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 của Luật này; đất nông nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 178 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất là đất sử dụng chung cho cộng đồng dân cư thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.”.
Như vậy, để được cấp sổ phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Không có tranh chấp;
- Được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng.
* Đất tín ngưỡng do hộ gia đình, cá nhân sử dụng (đất xây dựng nhà thờ họ)
Trường hợp đất tín ngưỡng là đất xây dựng nhà thờ họ do hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì điều kiện được cấp Sổ đỏ áp dụng như điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 137, Điều 138 Luật Đất đai 2024
3. Hồ sơ, thủ tục cấp Sổ đỏ cho đất tín ngưỡng
3.1. Hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thành phần hồ sơ
Căn cứ Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, người sử dụng đất hoặc người được ủy quyền phải chuẩn bị hồ sơ với các loại giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:
- Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai năm 2024
- Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó.
3.2. Trình tự, thủ tục làm Sổ đỏ lần đầu
Bước 1: Nộp hồ sơ (Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh)
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả
>> Xem thêm: Cách thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu đơn giản và nhanh chóng
1. Đất tín ngưỡng là gì?
Pháp luật đất đai hiện nay không giải thích thế nào là đất tín ngưỡng nhưng có quy định đất tín ngưỡng gồm những loại đất nào, quy định về việc sử dụng đất tín ngưỡng ra sao. Cụ thể tại Điều 212 Luật Đất đai 2024 quy định rõ như sau:
- Đất tín ngưỡng là đất có công trình tín ngưỡng bao gồm đình, đền, miếu, am, nhà thờ họ; chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 của Luật này; các công trình tín ngưỡng khác.
- Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 của Luật này.
2. Đất tín ngưỡng có được cấp Sổ đỏ không?
Về nguyên tắc dù thuộc nhóm đất phi nông nghiệp hay nhóm đất nông nghiệp đều được cấp Sổ đỏ nếu có đủ điều kiện. Việc cấp sổ không chỉ giúp cho người sử dụng đất có đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định mà còn giúp Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả hơn.
Điều kiện đất tín ngưỡng được cấp Sổ đỏ chia thành 02 trường hợp như sau:
* Đất tín ngưỡng do cộng đồng dân cư sử dụng
Khoản 9 Điều 137 Luật Đất đai 2024 quy định như sau: “9. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, nhà thờ họ, công trình tín ngưỡng khác; chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 của Luật này; đất nông nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 178 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất là đất sử dụng chung cho cộng đồng dân cư thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.”.
Như vậy, để được cấp sổ phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Không có tranh chấp;
- Được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng.
* Đất tín ngưỡng do hộ gia đình, cá nhân sử dụng (đất xây dựng nhà thờ họ)
Trường hợp đất tín ngưỡng là đất xây dựng nhà thờ họ do hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì điều kiện được cấp Sổ đỏ áp dụng như điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 137, Điều 138 Luật Đất đai 2024
>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền: giải đáp một số vướng mắc thường gặp
3. Hồ sơ, thủ tục cấp Sổ đỏ cho đất tín ngưỡng
3.1. Hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thành phần hồ sơ
Căn cứ Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, người sử dụng đất hoặc người được ủy quyền phải chuẩn bị hồ sơ với các loại giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:
- Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai năm 2024
- Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó.
3.2. Trình tự, thủ tục làm Sổ đỏ lần đầu
Bước 1: Nộp hồ sơ (Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh)
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả
Trên đây là quy định giải đáp cho câu hỏi: Đất tín ngưỡng là gì? Có được cấp Sổ đỏ không? Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:>> Xem thêm: Hướng dẫn tìm nơi công chứng gần nhất bằng Google Maps
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979
Email: [email protected]