Hiện nay, vì không phải ai cũng có điều kiện để tới trực tiếp Tòa án nộp hồ sơ ly hôn nên thường đặt ra thắc mắc, liệu đơn ly hôn có thể được gửi qua đường bưu điện hay không? Cách thức nộp đơn như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Để giải đáp vấn đề nộp đơn ly hôn qua bưu điện được không, khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định:
"Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án
1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Theo quy định này, các cặp vợ chồng khi muốn ly hôn có thể nộp đơn ly hôn đến Toà án bằng đường dịch vụ bưu chính. Ngoài hình thức nêu trên, các cặp vợ chồng còn có thể nộp hồ sơ đến Toà án nhân dân bằng hai hình thức gồm:
2. Cách nộp đơn ly hôn qua bưu điện không bị Toà án từ chối
Mặc dù luật quy định được phép nộp đơn ly hôn qua bưu điện nhưng để được Toà án chấp nhận đơn yêu cầu ly hôn, các cặp vợ chồng cần phải lưu ý một số điểm đáng chú ý trong các viết đơn ly hôn, các hồ sơ cần thiết nộp kèm đơn cũng như phải nộp đơn ly hôn đến đúng Toà án có thẩm quyền.
Cụ thể, nộp đơn ly hôn qua bưu điện cần lưu ý những điểm sau đây:
2.1 Về đơn ly hôn
Hiện có hai hình thức ly hôn là thuận tình và đơn phương. Trong đó, mỗi hình thức lại có yêu cầu về đơn ly hôn khác nhau. Cụ thể:
Kèm theo đơn ly hôn phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu ly hôn, phân chia tài sản, cấp dưỡng, nuôi con cái, nợ chung… của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, các tài liệu nộp kèm đơn ly hôn khi gửi qua bưu điện cần phải chuẩn bị đầy đủ để tránh trường hợp phải nộp đi nộp lại hồ sơ, gây mất thời gian:
2.3 Về cách ghi, nộp đơn tại bưu điện
Khi nộp đơn ly hôn qua bưu điện, ngày yêu cầu ly hôn được căn cứ theo ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đơn.
Nếu không xác định được ngày này thì sẽ là ngày vợ chồng gửi đơn tại bưu điện. Nếu không chứng minh được ngày này thì Toà án sẽ coi ngày yêu cầu ly hôn là ngày Toà án nhận được đơn ly hôn do bưu điện chuyển đến.
Do đó, khác với việc nộp đơn ly hôn trực tiếp là sẽ có xác nhận trong thông báo nhận đơn của Toà án, khi lựa chọn hình thức nộp đơn ly hôn tại bưu điện, vợ chồng cần lưu lại thông báo hoặc biên lai nộp đơn ly hôn tại bưu điện.
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
1. Có được nộp đơn ly hôn qua bưu điện không?>>> Xem thêm: Làm dịch vụ sang tên sổ đỏ vợ chồng trọn gói Hà Nội
Để giải đáp vấn đề nộp đơn ly hôn qua bưu điện được không, khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định:
"Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án
1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Theo quy định này, các cặp vợ chồng khi muốn ly hôn có thể nộp đơn ly hôn đến Toà án bằng đường dịch vụ bưu chính. Ngoài hình thức nêu trên, các cặp vợ chồng còn có thể nộp hồ sơ đến Toà án nhân dân bằng hai hình thức gồm:
- Đến trực tiếp Toà án nhân dân cấp huyện nơi cư trú/làm việc của vợ hoặc chồng: Nếu ly hôn thuận tình thì đến Toà án theo thoả thuận; nếu ly hôn đơn phương thì nộp tại Toà án cấp huyện nơi người bị ly hôn cư trú hoặc làm việc.
- Gửi online thông qua Cổng thông tin điện tử của Toà án nhân dân nếu Toà án này đã có Cổng thông tin điện tử.
2. Cách nộp đơn ly hôn qua bưu điện không bị Toà án từ chối
Mặc dù luật quy định được phép nộp đơn ly hôn qua bưu điện nhưng để được Toà án chấp nhận đơn yêu cầu ly hôn, các cặp vợ chồng cần phải lưu ý một số điểm đáng chú ý trong các viết đơn ly hôn, các hồ sơ cần thiết nộp kèm đơn cũng như phải nộp đơn ly hôn đến đúng Toà án có thẩm quyền.
Cụ thể, nộp đơn ly hôn qua bưu điện cần lưu ý những điểm sau đây:
2.1 Về đơn ly hôn
Hiện có hai hình thức ly hôn là thuận tình và đơn phương. Trong đó, mỗi hình thức lại có yêu cầu về đơn ly hôn khác nhau. Cụ thể:
- Đơn ly hôn thuận tình: Có phải các nội dung chính gồm: Ngày tháng năm làm đơn; tên Toà án có thẩm quyền; tên, địa chỉ, số điện thoại của hai vợ chồng yêu cầu ly hôn; yêu cầu ly hôn, cấp dưỡng, phân chia tài sản chung vợ chồng… yêu cầu Toà án giải quyết… (khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)
- Đơn ly hôn đơn phương: Phải có các nội dung chính: Ngày, tháng, năm; tên Toà nhận đơn; tên, nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu ly hôn và người bị yêu cầu ly hôn; yêu cầu ly hôn đơn phương và danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo (khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Kèm theo đơn ly hôn phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu ly hôn, phân chia tài sản, cấp dưỡng, nuôi con cái, nợ chung… của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, các tài liệu nộp kèm đơn ly hôn khi gửi qua bưu điện cần phải chuẩn bị đầy đủ để tránh trường hợp phải nộp đi nộp lại hồ sơ, gây mất thời gian:
- Đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không có thì phải nộp bản sao chứng thực, bản sao từ sổ gốc hoặc bản chính đăng ký kết hôn đã được đăng ký lại.
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn của hai vợ chồng và những người liên quan.
- Giấy khai sinh của các con nếu có.
- Giấy tờ chứng minh về tài sản nếu có yêu cầu Toà án giải quyết phân chia tài sản chung vợ chồng…
>>> Xem thêm: Công chứng, chứng thực giấy tờ tùy thân
2.3 Về cách ghi, nộp đơn tại bưu điện
Khi nộp đơn ly hôn qua bưu điện, ngày yêu cầu ly hôn được căn cứ theo ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đơn.
Nếu không xác định được ngày này thì sẽ là ngày vợ chồng gửi đơn tại bưu điện. Nếu không chứng minh được ngày này thì Toà án sẽ coi ngày yêu cầu ly hôn là ngày Toà án nhận được đơn ly hôn do bưu điện chuyển đến.
Do đó, khác với việc nộp đơn ly hôn trực tiếp là sẽ có xác nhận trong thông báo nhận đơn của Toà án, khi lựa chọn hình thức nộp đơn ly hôn tại bưu điện, vợ chồng cần lưu lại thông báo hoặc biên lai nộp đơn ly hôn tại bưu điện.
Như vậy, trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Nộp đơn ly hôn qua bưu điện. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:>>> Xem thêm: Phí công chứng mới nhất hiện nay
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]