Có cần làm lại Căn cước công dân khi đổi hộ khẩu hay không?

Chào mừng bạn đến Mạng Rao vặt & Quảng cáo
Để đăng tin rao vặt và quảng cáo, hãy đăng ký ngay bây giờ
Đăng Ký

Xoanvpccnh165

Member
29/9/22
454
0
16
Trước đây, thông tin về nơi thường trú của người dân thường sẽ được in trên giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, khi tất cả CMND/ Căn cước nhân dân đều đã được đổi thành Căn cước công dân gắn chip thì vấn đề thay đổi hộ khẩu có cần làm lại thẻ Căn cước công dân không là điều nhiều người dân thắc mắc. Vậy đổi hộ khẩu có phải làm lại căn cước công dân hay không? Đổi nơi thường trú không được cấp Sổ hộ khẩu thì sẽ dùng gì để thay thế? Pháp luật quy định về vấn đề này ra sao? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Biểu phí công chứng, chứng thực giấy tờ mới nhất 2023


1. Đổi hộ khẩu có phải làm lại căn cước công dân không?

Theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ Căn cước công dân được đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
  • Thẻ Căn cước bị hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi một trong các thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
  • Khi xác định lại giới tính hoặc quê quán;
  • Khi xảy có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
  • Khi công dân có yêu cầu.
Theo quy định trên, người dân đang sử dụng thẻ Căn cước công dân không bắt buộc phải làm lại Căn cước mới khi thay đổi hộ khẩu.


Với trường hợp đang dùng Chứng minh nhân dân, khi chuyển hộ khẩu thường trú sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì bắt buộc phải đổi sang thẻ Căn cước công dân mới.

>>> Xem thêm: Công chứng giấy tờ tùy thân gần nhất tại Hà Nội
Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 05 năm 1999, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:
  • Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp;
  • Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
  • Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
  • Bị mất Chứng minh nhân dân.
2. Đổi nơi thường trú không được cấp sổ hộ khẩu thì dùng gì thay thế?
Hiện nay, tất cả các sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy không đều không giá trị sử dụng. Khi thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin cư trú, người dân cũng sẽ không được cấp mới các loại sổ giấy này.
Tuy nhiên, trong quá trình tham gia các giao dịch, thủ tục hành chính, người dân vẫn cần phải chứng minh thông tin cư trú.
Thay cho việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, Nghị định 104 năm 2022 quy định, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính phải khai thác thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính bằng 01 trong 04 phương thức:
  • Khai thác thông tin qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp Bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
  • Tra cứu thông tin cá nhân qua tài khoản định danh điện tử hiển thị trong ứng dụng VNeID;
  • Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chip trên thẻ Căn cước công dân gắn chip;
  • Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
>>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ uy tín, chuyên nghiệp nhất Hà Nội


Nếu không thể khai thác được thông tin cư trú theo các phương thức nêu trên, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mới yêu cầu nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú.
04 loại giấy tờ có giá trị chứng minh cư trú thay Sổ hộ khẩu là:
  • Thẻ Căn cước công dân
  • Chứng minh nhân dân
  • Giấy xác nhận thông tin về cư trú
  • Giấy thông báo số định danh cá nhân thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Như vậy, khi bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy, người dân không cần nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú mà được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Trường hợp không khai thác được thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia thì mới cần dùng đến Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân... để chứng minh cư trú.

>>> Xem thêm: Dịch thuật giấy tờ đa ngôn ngữ tại Hà Nội
Như vậy, trên đây là giải đáp thắc mắc về: Đổi hộ khẩu có phải làm lại Căn cước công dân? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669


Email: [email protected]
 

24 Giờ Facebook