Chung cư bị dột, trách nhiệm thuộc về ai?
Tại khoản 1 Điều 129 Luật Nhà ở 2023 quy định về việc bảo trì nhà chung cư như sau:
Điều 129. Bảo hành nhà ở
1. Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng; tổ chức, cá nhân cung ứng trang thiết bị nhà ở phải bảo hành trang thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.
>>> Xem thêm: Địa điểm công chứng sơ yếu lí lịch, giấy tờ tùy thân nhanh chóng tại Hà Nội.
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng trang thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.
2. Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:
a) Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng;
b) Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.
[...]
Như vậy, trường hợp nhà chung cư thấm nước thì trách nhiệm sẽ được xác định như sau:
Trường hợp 1: Nhà chung cư vẫn còn trong thời hạn bảo hành
Theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Luật Nhà ở 2023, thời hạn bảo hành nhà chung cư tối thiểu là 60 tháng kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu để đưa vào sử dụng.
Do đó, nếu nhà chung cư bị thấm nước, bị dột do chất lượng công trình trong thời hạn bảo hành 60 tháng này thì bên bán, bên cho thuê căn hộ chung cư có trách nhiệm phải sửa chữa.
Ngược lại, nếu việc bị dột là lỗi do chủ căn hộ thì chủ căn hộ sẽ phải tự chịu trách nhiệm.
Đối với trường hợp nhà chung cư bị thấm nước là do lỗi của chủ sở hữu căn hộ bên trên của căn hộ đó thì chủ sở hữu căn hộ bên trên cần phải tự chịu trách nhiệm sửa chữa, khắc phục thiệt hại cho bên bị thiệt hại (căn cứ Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015)
Trường hợp 2: Đã hết hạn bảo hành nhà chung cư
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Thông tư 05/2024/TT-BXD quy định:
- Trường hợp hư hỏng phần sở hữu riêng mà ảnh hưởng đến các chủ sở hữu khác: Chủ sở hữu có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng đó. Nếu không thì đơn vị quản lý được quyền tạm ngừng hoặc đề nghị đơn vị cung cấp dịch vụ tạm ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước với phần sở hữu riêng này.
- Trường hợp hư hỏng phần sở hữu chung thuộc khu vực thuộc sở hữu riêng: Chủ sở hữu phần sở hữu riêng có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư để sửa chữa các hư hỏng đó.
Như vậy, trường hợp phần bị thấm, dột thuộc sở hữu riêng nhưng lại làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu khác, thì chủ sở hữu có nhà bị thấm, dột có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng đó.
Nếu không sửa chữa thì đơn vị quản lý vận hành hoặc người được giao quản lý nhà chung cư được tạm ngừng hoặc đề nghị đơn vị cung cấp dịch vụ tạm ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước sinh hoạt.
* Lưu ý: Trường hợp việc thấm dột xảy ra do đơn vị thi công không đảm bảo chất lượng thì chủ sở hữu căn hộ và đơn vị thi công sẽ cùng nhau chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (theo Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015).
>>> Xem thêm: Phí công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế hiện nay là bao nhiêu?
Sửa chữa chung cư gây dột cho nhà khác, bồi thường thế nào?
Theo quy định tại Điều 605 Bộ luật Dân sự, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng đó gây thiệt hại cho người khác.
Trường hợp do người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì chủ căn hộ và bên thi công phải liên đới bồi thường.
Như vậy, trong trường hợp chủ căn hộ chung cư sửa chữa căn hộ, gây thấm dột cho nhà hàng xóm thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên.
Thiệt hại trong trường hợp này được xác định gồm tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại…
Về việc bồi thường thiệt hại, Điều 585 Bộ luật Dân sự nêu rõ sẽ do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, cách thức bồi thường…
Đáng lưu ý: Chủ căn chung cư gây ra tình trạng thấm dột cho nhà hàng xóm có thể được giảm mức bồi thường nếu có lỗi do vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người này.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, người nào gây thấm, dột căn hộ, nhà chung cư có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Chung cư bị thấm dột, ai phải chịu chi phí sửa chữa? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:>> Xem thêm: Nhà đang cầm cố, thế chấp tại ngân hàng có thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ được không?
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]