Các trường hợp được sử dụng phí bảo trì chung cư

Chào mừng bạn đến Mạng Rao vặt & Quảng cáo
Để đăng tin rao vặt và quảng cáo, hãy đăng ký ngay bây giờ
Đăng Ký

Xoanvpccnh165

Member
29/9/22
456
0
16
Kinh phí bảo trì được dùng trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất tại Luật Nhà ở 2023? Cùng theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây để biết cụ thể hơn.

>> Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao lâu tại văn phòng công chứng Hà Nội.
1. Quy định về phí bảo trì chung cư mới nhất theo Luật Nhà ở 2023

Theo khoản 1 Điều 152 Luật Nhà ở 2023 thì đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bán, cho thuê mua thì người mua, thuê mua phải đóng kinh phí bảo trì là 2% giá trị căn hộ, phần diện tích bán, cho thuê mua này.

Và khoản tiền này được tính riêng với tiền bán, tiền thuê mua căn hộ, phần diện tích khác trong nhà


Về quản lý, bàn giao kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu theo điểm a khoản 1 Điều 153 Luật này, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm lập tài khoản để quản lý kinh phí bảo trì theo quy định sau:

Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm mở một tài khoản thanh toán tại một tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn nơi có nhà chung cư để người mua, thuê mua căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư và chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở nộp kinh phí bảo trì theo quy định nêu trên trước khi ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày mở tài khoản, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có dự án biết về tên chủ tài khoản, số tài khoản đã mở, tên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và kỳ hạn gửi tiền.

Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không được yêu cầu tổ chức tín dụng. Kinh phí bảo trì được dùng trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất tại Luật Nhà ở 2023? Cùng theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây để biết cụ thể hơn.

g, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trích kinh phí mà các bên đã nộp vào tài khoản đã lập theo quy định để sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác khi chưa bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư.

>> Xem thêm: Công chứng tại Hà Nội cho các chủ sở hữu muốn chuyển nhượng đất.
2. Phí bảo trì chung cư được dùng khi nào?

Điều 155 Luật Nhà ở 2023 có quy định về việc sử dụng kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu. Theo đó, kinh phí bảo trì chỉ được sử dụng để bảo trì, thay thế các hạng mục, trang thiết bị thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư theo kế hoạch bảo trì được Hội nghị nhà chung cư thông qua.

Ban quản trị nhà chung cư không được sử dụng kinh phí bảo trì này vào mục đích quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác. Trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ theo quy định của Luật Nhà ở 2023 kinh phí bảo trì chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi được xây dựng lại.

Bên cạnh đó, việc sử dụng kinh phí bảo trì phải có hóa đơn, chứng từ và phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư.


3. Trường hợp sử dụng hết kinh phí bảo trì đã đóng

Trong trường hợp sử dụng hết kinh phí bảo trì đã đóng thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng kinh phí bảo trì khi thực hiện bảo trì:

- Theo kế hoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua

- Hoặc khi xuất hiện hạng mục, trang thiết bị cần bảo trì đột xuất.

Điều 34 Thông tư 05/2024/TT-BXD quy định các hạng mục của nhà chung cư được sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung để bảo trì như:

Thứ nhất, bảo trì các hạng mục, trang thiết bị và phần diện tích thuộc sở hữu chung quy định tại khoản 2 Điều 142 của Luật Nhà ở.

Thứ hai, bảo trì phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng, nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư

Thứ ba, là không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị sử dụng chung trong nhà chung cư bao gồm: khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy,

Thứ tư là bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài kết nối với nhà chung cư, các công trình công cộng quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 142 của Luật Nhà ở.

Thứ năm là dùng để xử lý nước thải ứ nghẹt, hút bể phốt định kỳ; cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của nhà chung cư.

Thứ sáu, các hạng mục và trang thiết bị khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc do Hội nghị nhà chung cư quyết định…

>> Xem thêm: Tham khảo giá nhà đất quận Hai Bà Trưng cho các hộ gia đình.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Các trường hợp được sử dụng phí bảo trì chung cư. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: [email protected]
 
Last edited:

24 Giờ Facebook