Trên thực tế, trong quá trình thực hiện hợp đồng, có nhiều trường hợp một bên muốn đơn phương hủy bỏ hợp đồng. Vậy, hợp đồng có thể hủy bỏ được hay không, và pháp luật quy định thủ tục hủy bỏ hợp đồng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh cho nhà chung cư uy tín – chi phí hợp lý trong khu vực Hà Nội
1. Hủy bỏ hợp đồng là gì?
Hủy bỏ hợp đồng dân sự là một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng là khi một bên vi phạm hợp đồng mà vi phạm đó là điều kiện hủy bỏ. Điều kiện hủy bỏ này phải do các bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định. Khi đó, bên còn lại có quyền xóa bỏ việc thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.
Theo Điều 425 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.
4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại.
2. Chấm dứt hợp đồng là gì?
Chấm dứt hợp đồng có thể hiểu là việc chấm dứt sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng có thể chấm dứt khi xuất hiện các căn cứ theo quy định của pháp luật (theo Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015)
>>> Xem thêm: Cách tính chi phí sang tên sổ đỏ nhà chung cư từ cha mẹ cho con cái
3. Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng.
Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch.
Căn cứ vào khoản 1 và khoản 3 điều 51 Luật công chứng 2014 thì:
1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
2. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại chương này.
3. Vì thế, mọi hoạt động sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ hợp đồng đều phải có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả các bên trong hợp đồng và được thực hiện tại nơi đã công chứng trước đó.
4. Quy trình hủy bỏ hợp đồng
Bước 1: Tiến hành đàm phán vướng mắc trong thực hiện hợp đồng và làm rõ căn cứ hủy bỏ hợp đồng với đối tác.
Bước 2: Ra quyết định hủy bỏ hợp đồng đã giao kết.
Bước 3: Gửi thông báo hủy bỏ hợp đồng cho đối tác.
Bước 4: Xác định các nghĩa vụ của đối tác phải thực hiện và chế tài phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại được áp dụng để gửi cho đối tác và yêu cầu thực hiện.
>>> Xem thêm: Có được sửa đổi di chúc đã lập không? Cần cung cấp những giấy tờ gì khi sửa đổi di chúc?
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Các bước tiến hành công chứng văn bản chấm dứt - hủy bỏ hợp đồng. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh cho nhà chung cư uy tín – chi phí hợp lý trong khu vực Hà Nội
1. Hủy bỏ hợp đồng là gì?
Hủy bỏ hợp đồng dân sự là một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng là khi một bên vi phạm hợp đồng mà vi phạm đó là điều kiện hủy bỏ. Điều kiện hủy bỏ này phải do các bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định. Khi đó, bên còn lại có quyền xóa bỏ việc thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.
Theo Điều 425 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.
4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại.
2. Chấm dứt hợp đồng là gì?
Chấm dứt hợp đồng có thể hiểu là việc chấm dứt sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng có thể chấm dứt khi xuất hiện các căn cứ theo quy định của pháp luật (theo Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015)
>>> Xem thêm: Cách tính chi phí sang tên sổ đỏ nhà chung cư từ cha mẹ cho con cái
3. Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng.
Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch.
Căn cứ vào khoản 1 và khoản 3 điều 51 Luật công chứng 2014 thì:
1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
2. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại chương này.
3. Vì thế, mọi hoạt động sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ hợp đồng đều phải có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả các bên trong hợp đồng và được thực hiện tại nơi đã công chứng trước đó.
4. Quy trình hủy bỏ hợp đồng
Bước 1: Tiến hành đàm phán vướng mắc trong thực hiện hợp đồng và làm rõ căn cứ hủy bỏ hợp đồng với đối tác.
Bước 2: Ra quyết định hủy bỏ hợp đồng đã giao kết.
Bước 3: Gửi thông báo hủy bỏ hợp đồng cho đối tác.
Bước 4: Xác định các nghĩa vụ của đối tác phải thực hiện và chế tài phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại được áp dụng để gửi cho đối tác và yêu cầu thực hiện.
>>> Xem thêm: Có được sửa đổi di chúc đã lập không? Cần cung cấp những giấy tờ gì khi sửa đổi di chúc?
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Các bước tiến hành công chứng văn bản chấm dứt - hủy bỏ hợp đồng. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]