5 trường hợp không được thế chấp Sổ đỏ

Chào mừng bạn đến Mạng Rao vặt & Quảng cáo
Để đăng tin rao vặt và quảng cáo, hãy đăng ký ngay bây giờ
Đăng Ký

Xoanvpccnh165

Member
29/9/22
470
0
16
Không được thế chấp quyền sử dụng đất hay còn gọi là không được thế chấp Sổ đỏ gồm các trường hợp không đủ điều kiện thực hiện quyền thế chấp, quyền sử dụng đất là tài sản hình thành trong tương lai. Pháp luật quy định như thế nào về đến đề này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Các bước thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ tại Hà Nội đúng quy trình, lấy sổ chỉ sau 7-10 ngày

1. Không đủ điều kiện thế chấp

Căn cứ khoản 1 Điều 145 Luật Đất đai năm 2024, người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;

- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

- Trong thời hạn sử dụng đất;

- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu thiếu một trong những điều kiện trên sẽ không đủ điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất.


2. Quản lý di sản là quyền sử dụng đất

Điểm b Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra như sau:

“Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản”

Theo quy định trên, người quản lý di sản là quyền sử dụng đất không được thế chấp quyền sử dụng đất đó nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.

>>> Xem thêm: Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi công chứng di chúc chung của cả hai vợ chồng?

3. Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai

Căn cứ Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định những tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

"1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định."

Đồng thời, khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định:

“Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất.”

Như vậy, quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai không phải là tài sản bảo đảm, không được thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.


4. Đất của cộng đồng dân cư

Khoản 2 Điều 39 Luật Đất đai năm 2024 quy định:

“2. Cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của cá nhân có hình thức sử dụng đất tương ứng, trừ quyền để thừa kế.

Trường hợp cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất thì không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”

Như vậy, dù đất của cộng đồng dân cư đã có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì cũng không được thế chấp.

5. Đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất

Căn cứ điểm đ khoản 3 Điều 201 Luật Đất đai năm 2024 quy định về việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế:

"1. Việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được áp dụng cho các đối tượng sau đây:

a) Đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

b) Doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý.

…;

3. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được quy định như sau:

a) Được tổ chức sản xuất, kinh doanh theo phương án đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

b) Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất và các lợi ích khác theo quy định của pháp luật;

c) Không được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh;

d) Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất;

đ) Không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

…;"

Như vậy, đối tượng được sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay không được thế chấp quyền sử dụng đất.

>>> Xem thêm: Mua bán nhà đất TP HCM: Cần lưu ý gì để không mua phải đất đang tranh chấp

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: 5 trường hợp không được thế chấp Sổ đỏ. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: [email protected]
 

24 Giờ Facebook