Nhiều trường hợp hợp đồng nhà đất bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định nếu không sẽ không có hiệu lực, trừ quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015.
>>> Xem thêm: Thủ tục sang tên sang tên nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
1. Những hợp đồng nhà đất bắt buộc phải công chứng
* Hợp đồng về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Căn cứ điểm a và điểm b khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024, những hợp đồng sau đây phải công chứng hoặc chứng thực:
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (có đất và nhà ở hoặc tài sản khác), trừ hợp đồng chuyển nhượng mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
>>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán xe của cá nhân có cần công chứng không?
* Hợp đồng về nhà ở
Theo khoản 1 Điều 164 Luật Nhà ở năm 2024, những hợp đồng về nhà ở sau đây phải công chứng hoặc chứng thực:
- Hợp đồng mua bán nhà ở
- Hợp đồng thuê mua nhà ở
- Hợp đồng tặng cho nhà ở.
- Hợp đồng đổi nhà ở.
- Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
- Hợp đồng thế chấp nhà ở.
Lưu ý: Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công; mua bán, thuê mua nhà ở mà một bên là tổ chức, bao gồm: nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Như vậy, những hợp đồng về quyền sử dụng đất, nhà ở (gọi tắt là hợp đồng về nhà đất) trên đây phải công chứng hoặc chứng thực, nếu không sẽ bị vô hiệu.
2. Nơi công chứng, chứng thực hợp đồng
* Nơi công chứng hợp đồng nhà đất
Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 quy định về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản như sau:
“Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”
Như vậy, khi công chứng hợp đồng về nhà đất thì người có yêu cầu công chứng mang hồ sơ tới văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà, đất.
* Nơi chứng thực hợp đồng nhà đất
Căn cứ điểm d và đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, khi chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất và chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở thì mang hồ sơ tới UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để chứng thực.
>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền nhà đất là bao nhiêu?
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: 10 hợp đồng về nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Thủ tục sang tên sang tên nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
1. Những hợp đồng nhà đất bắt buộc phải công chứng
* Hợp đồng về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Căn cứ điểm a và điểm b khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024, những hợp đồng sau đây phải công chứng hoặc chứng thực:
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (có đất và nhà ở hoặc tài sản khác), trừ hợp đồng chuyển nhượng mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
>>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán xe của cá nhân có cần công chứng không?
* Hợp đồng về nhà ở
Theo khoản 1 Điều 164 Luật Nhà ở năm 2024, những hợp đồng về nhà ở sau đây phải công chứng hoặc chứng thực:
- Hợp đồng mua bán nhà ở
- Hợp đồng thuê mua nhà ở
- Hợp đồng tặng cho nhà ở.
- Hợp đồng đổi nhà ở.
- Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
- Hợp đồng thế chấp nhà ở.
Lưu ý: Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công; mua bán, thuê mua nhà ở mà một bên là tổ chức, bao gồm: nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Như vậy, những hợp đồng về quyền sử dụng đất, nhà ở (gọi tắt là hợp đồng về nhà đất) trên đây phải công chứng hoặc chứng thực, nếu không sẽ bị vô hiệu.
2. Nơi công chứng, chứng thực hợp đồng
* Nơi công chứng hợp đồng nhà đất
Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 quy định về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản như sau:
“Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”
Như vậy, khi công chứng hợp đồng về nhà đất thì người có yêu cầu công chứng mang hồ sơ tới văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà, đất.
* Nơi chứng thực hợp đồng nhà đất
Căn cứ điểm d và đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, khi chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất và chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở thì mang hồ sơ tới UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để chứng thực.
>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền nhà đất là bao nhiêu?
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: 10 hợp đồng về nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [email protected]